Giáo sư Shirley Lin

shirley headshot

Giáo sư Shirley Lin

Chủ tịch, Trung tâm Phục hồi và Cải tiến châu Á-Thái Bình Dương

Syaru Shirley Lin là Giáo sư Nghiên cứu tại Trung tâm Công vụ Miller thuộc Đại học Virginia, đồng thờiNhà khoa học cấp cao không thường trú thuộc chương trình Chính sách Đối ngoại tại Viện Brookings.  

Giáo sư Lin cũng là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Trung văn Hồng Kông. Bà là chủ tịch Trung tâm Phục hồi và Cải tiến châu Á-Thái Bình Dương (CAPRI) đây là trung tâm nghiên cứu chính sách mới, chuyên nghiên cứu so sánh liên ngành về những chính sách đổi mới có thể tăng cường khả năng phục hồi và cải thiện công tác quản trị ở châu Á-Thái Bình Dương. Cuốn sách của bà với nhan đề Taiwan's China Dilemma” (tạm dịch: Thế lưỡng nan của Đài Loan với Trung Quốc), được Nhà xuất bản Đại học Stanford xuất bản bằng tiếng Anh và được Business Weekly xuất bản bằng tiếng Trung. Bà hiện đang nghiên cứu về bẫy thu nhập cao ở khu vực Đông Á. Giáo sư Lin tốt nghiệp hạng ưu tại Đại học Harvard, lấy bằng thạc sĩ và tiến sĩ tại khoa chính trị và hành chính công thuộc Đại học Hồng Kông.  

Giáo sư Lin nghỉ hưu sau khi kết thúc vai trò thành viên điều hành tại Goldman Sachs - nơi bà lãnh đạo bộ phận Khu vực Đầu tư Trọng yếu cho thị trường châu Á (trừ Nhật Bản). Trên cương vị đó, bà chịu trách nhiệm về các khoản đầu tư của Goldman Sachs vào nhiều công ty khởi nghiệp về công nghệ. Bà cũng là thành viên hội đồng sáng lập của Tập đoàn Alibaba và Semiconductor Manufacturing International Corporation. Trước khi làm việc trong lĩnh vực quỹ đầu tư tư nhân và đầu tư mạo hiểm, bà chuyên về lĩnh vực tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc, Đài Loan và Singapore. 

Giáo sư Lin góp mặt trong hội đồng quản trị của Langham Hospitality Investments, Goldman Sachs Asia Bank, TE Connectivity và MediaTek. Bà cũng là giám đốc của Quỹ Siêu âm Tập trung (Focused Ultrasound Foundation) chuyên hỗ trợ phát triển và áp dụng những công nghệ y tế trị liệu mới. Đồng thời, bà còn là cố vấn của Ủy ban O'Neill-Lancet về Phân biệt chủng tộc, Phân biệt đối xử mang tính cấu trúc và Sức khỏe toàn cầu.